CHẾ PHẨM SINH HỌC HATIMIC
30.000₫
1. Chế phẩm HATIMIC là gì?
HATIMIC là chế phẩm chứa bộ vi sinh vật hữu ích bao gồm: Bacillus subtilis; Bacillus licheniformis; Lactobacillus sp; Saccharomyces sp. Với hàm lượng Vi sinh vật tổng số ≥ 107 CFU/g và các enzyme đặc hiệu. Do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Công nghệ Hà Tĩnh sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Chế phẩm được Tổng cục Môi trường cấp phép lưu hành trong xử lý chất thải tại Việt nam theo Giấy chứng nhận số 03/LH –CPSHMT. Quy cách hàng hóa: đóng gói 0,2kg, trong túi bạc có đủ thông tin ghi nhãn.
Có tác dụng:
• Phân giải nhanh rác thải sinh hoạt, phế thải trồng trọt, chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, than bùn…làm phân hữu cơ vi sinh, cung cấp hệ vi sinh vật hữu hiệu cải tạo đất, hạn chế nấm bệnh gây hại cho cây trồng.
• Thúc đẩy nhanh quá trình làm sạch nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi.
• Làm giảm tối đa mùi hôi thối; hạn chế mầm bệnh có hại trong chất thải
• HATIMIC là chế phẩm sinh học, không phải hóa chất, không độc hại cho người và vật nuôi. Tăng khả năng sinh khí và nâng cao chất lượng khí hầm Biogas.
2. Kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Hatimic:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Các loại nguyên liệu ủ phân tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương, gia đình.
• Phế phụ phẩm thực vật: rơm rạ, thân lá đậu lạc, trấu, vỏ lạc, bèo, các loại cây phân xanh; phế phụ phẩm sau sản xuất nấm.
• Phế thải chăn nuôi: Phân gia súc, gia cầm, chất thải hầm Biogas.
• Các loại bùn ao, chất thải nuôi trồng thủy sản, than bùn.
• Chế phẩm HATIMIC: 1- 2 gói chế phẩm/tấn phân ủ (tùy theo loại cơ chất). Nếu nguyên liệu ủ chủ yếu là phân chuồng tươi chiếm thì cần 2 gói chế phẩm/1tấn nguyên liệu. Nếu nguyên liệu chủ yếu là phế phụ phẩm trồng trọt (rơm rạ, thân lá lạc) các loại bèo, than bùn… thì chỉ cần 1 gói chế phẩm/1 tấn nguyên liệu.
– Kích thước nguyên liệu càng nhỏ càng tốt: thân cây ngô, lạc nên chặt ngắn. Rơm rạ, rác lá khô nên tưới ẩm trước khi ủ 12 giờ. Với bèo tây khi vớt lên cần phơi héo 1 ngày trước khi ủ để giảm bớt nước.
– Lượng nguyên liệu tối thiểu cho 1 đống ủ là 0,5 – 1 tấn để đảm bảo kích thước và nhiệt độ cho vi sinh vật hoạt động hiệu quả. Nếu sản xuất lớn có thể ủ trên 10 tấn/lần.
Bước 2: Chọn nơi ủ: chọn nơi thuận tiện cho sử dụng: Có thể ủ ngay tại chân ruộng hoặc ủ nơi nền đất trống, trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng.
Bước 3: Cách trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ: Chia đều nguyên liệu và chế phẩm làm 6 phần. Mỗi phần chế phẩm hòa vào ozoa nước khuấy đều. Rải đều từng phần nguyên liệu, mỗi chiều khoảng ba bước chân rồi tưới đều chế phẩm lên trên. Lượng nước tưới vào tùy độ ẩm của nguyên liệu, cần đảm bảo độ ẩm ở mức 45- 50%.
Bước 4: Che phủ đống ủ: Khi ủ xong, cần che đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa, nilon để duy trì nhiệt độ ở 45- 55oC.
Bước 5: Đảo trộn phân và bảo quản: Nếu nhiệt độ đống ủ tăng lên cao quá sẽ làm cho đống ủ khô, vi sinh vật hoạt động kém. Vì vậy, khoảng 12- 15 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ sung thêm nước. Nếu quá ẩm thì phơi để ráo bớt nước rồi mới ủ lại. Sau khoảng 25 – 30 ngày ta có phân hữu cơ vi sinh hoai mục có thể đưa bón hoặc bảo quản để bón dần.
3. Cách thức sử dụng phân ủ hữu cơ vi sinh:
Cách bón và liều lượng bà con sử dụng giống như phân chuồng. Đặc biệt, trong phân hữu cơ vi sinh có bổ sung thêm thành phần vi sinh vật hữu ích nên giảm mùi hôi, hạn chế tổn thất đạm so với phân chuồng thông thường, giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường, cây trồng có khả năng kháng sâu bệnh cao, tăng năng suất và chất lượng.
4. Kỹ thuật sử dụng HATIMIC xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi:
– Nguyên liệu: 20 lít nước sạch + 1 gói chế phẩm HATIMIC + 1 kg rỉ mật (hoặc 0,7kg đường đỏ)
– Cách ủ: Hòa đường vào can hoặc thùng chứa nước. Sau đó cho chế phẩm vào, khuấy tan đều, đậy kín (vặn nắp và đậy kỹ) tránh bụi bẩn rơi vào và khí có thể thoát ra được, để nơi khô mát, từ 2-3 ngày trở lên là dùng được.
– Pha dung dịch đã ủ với nước theo tỷ lệ 1:2. Tưới chế phẩm đã pha vào nền chuồng nuôi và mương thoát, hố chứa chất thải. Cứ 5-7 ngày tưới/phun 1 lần. Lượng 0,5 lít/m2.
– Lưu ý: việc phun chế phẩm Hatimic làm tăng khả năng sinh khí hầm Biogas.
5. Sử dụng chế phẩm Hatimic để làm đêm lót sinh học cho chăn nuôi:
– Nguyên liệu tính cho cho 50m2 chuồng nuôi: 5 gói chế phẩm HATIMIC + 5kg bột ngô (hoặc cám) + Trấu và mùn cưa (số lượng theo bề dày cần thiết của lớp lót sàn)
– Cách ủ chế phẩm: 5 gói chế phẩm trộn đều với 5kg bột ngô (hoặc cám) và 0,3kg đường đỏ, cho thêm 2,5 đến 3 lít nước sạch, đảo cho ẩm đều, đến khi thấy bột ẩm và hơi dính ở tay, cho vào túi hoặc thùng ủ trong 2 đến 3 ngày.
– Làm đệm lót: Rải lớp trấu dày 8-10cm lên nền chuồng, rải tiếp 7cm mùn cưa lên trên, phun nước cho mùn cưa có độ ẩm khoảng 20%. Sau đó mới thả gia cầm vào nuôi. Sau 2-3 ngày quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng cào đảo nhẹ lớp bề mặt và rải đều hỗn hợp chế phẩm đã ủ lên trên mặt đệm lót. Dùng chổi quét nhẹ cho đều bề mặt (lưu ý nếu làm đệm lót cho lợn lớp trấu và mùn cưa cần rải dày hơn từ 20 – 30cm)
– Sử dụng và bảo quản: tránh đệm lót bị thấm nước, khoảng 5-7 ngày dùng cào, cào tạo các rãnh trên bề mặt đệm lót.
– Đệm lót có thể sử dụng cho chu kỳ nuôi từ 3 – 4 tháng. Giữa kỳ nuôi có thể bổ sung thêm chế phẩm Hatimic đã ủ với bột ngô rải đều lên bề mặt đệm lót để giảm mùi hôi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.